Wednesday, April 20, 2016

Khó khăn khi vận chuyển hàng hóa quá khổ trên các tuyến đường dài

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ giữ vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh, do đó nhu cầu vận chuyển đến các vùng miền cũng là yếu tố rất cần thiết. Tuy nhiên làm sao để tìm được đơn vị vận chuyển hàng hóa tin cậy, giá cả cạnh tranh lại an toàn trong khâu vận chuyển ?

Trải qua nhiều năm kinh nghiệm, công ty Nam Long đã xây dựng được đội ngũ vận chuyển hàng hóa Bắc Nam chuyên nghiệp từ khâu lấy hàng đến khâu trả hàng. 

Riêng đối với những loại hàng hóa cồng kềnh, quá nặng hoặc dễ vỡ. Nếu vận chuyển bằng việc bốc dỡ bằng tay thông thường sẽ gây ra rất nhiều khó khăn và tốn sức lực. Cùng với đó là gây rủi ro trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa trở lên khó khăn. Ví dụ: Hàng đồ thủy tinh, các kiện kính nặng, hàng nặng quá khổ… Đối với mặt hàng này thông thường khách hàng sẽ đóng kiện carton, đóng gỗ hoặc đóng pallet để tránh va trạm khi vận chuyển. 

Để khắc phục khó khăn này công ty chúng tôi chuyên cung cấp xe nâng hạ 2 đầu ga, cho thuê xe cẩu thùng đến địa chỉ giao hàng và hạ hàng địa chỉ nhận. Hàng hóa được cẩu một cách an toàn trong tất cả các khâu và đặt cẩn thận trên toa.



Tại hai đầu Bắc Nam, công ty Nam Long có một đội ngũ xe tải và xe cẩu thùng. Bất cứ tại địa chỉ nào quanh khu vực Nội ngoại thành Hà Nội, nội ngoại thành TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận công ty chúng tôi sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vận chuyển của khách hàng. Đảm bảo an toàn hàng hóa một cách tuyệt đối.

(Trích từ  http://haphoco.com)

Read more »

Monday, April 18, 2016

Thu phí tự động không dừng tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm thiểu ùn tắc

Việc giảm thiểu ùn tắc giao thông hiện nay đang là một bài toán khó đặt ra cho BGTVT. Đặc biệt là hiện tượng ùn tắc giao thông tại các trạm thu phí. Chính vì vậy BGTVT đã quyết định lắp đặt các trạm thu phí không dừng kết hợp với việc kiểm soát tải trọng xe nhằm giảm thiểu ùn tắc và ngăn chặn các xe chở quá tải lưu thông trên đường. Cụ thể là kể từ ngày 1/7 sẽ có 28 trạm thu phí tự động không dừng đi vào hoạt động trên cả nước.

Cùng với sự phát triển của khoa học và kĩ thuật, nhiều phát minh công nghệ mới được ra đời trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa xã hội. Nhờ đó mà các trạm thu phí tự động tại nước ta mọc lên ngày một nhiều. Hiện nay nhiều tuyến đường mới được xây dựng với quy mô lớn với chi phí khá cao đồng nghĩa với việc chi phí về vé cước đường bộ hiện nay tại nhiều khu vực còn khá mắc. Đây cũng là một trong những lí do dẫn tới việc tăng phí tại các doanh nghiệp kinh doanh vận tải dặc biệt là các dịch vụ vận tải hàng hóa, các dịch vụ chuyển nhà trọn gói bắc nam. Đây sẽ một trong những nguyên nhân giải đáp những khúc mắc trong lòng quý khác tại sao chí phí các dịch vụ chuyển nhà trọn gói từ các tỉnh lẻ vào trong nội thành lại cao như vậy bởi các doanh nghiệp phải chi ra một khoản tiền lớn để trả phí cước đường bộ qua các trạm thu.



Việc xây dựng các trạm thu nhằm hiện đại hóa hệ thống thu phí và kiểm soát tải trọng xe, hạn chế ùn tắc, tiết kiệm chi phí cho người tham gia giao thông đồng thời tạo lợi nhuận, minh bạch việc thu phí và từng bước xóa bỏ tình trạng xe quá tải.

Qua ước tính cho thấy mỗi lần dừng xe nộp phí thủ công sẽ làm chậm hành trình của các phương tiện từ 2 -3 phút, tăng thời gian lưu thông từ 4 -5 % và tiêu tốn thêm 7- 8% nhiên liệu khi lưu thông trên đường cao tốc. Tuy nhiên, nếu thu phí không dừng sẽ tiết kiệm chi phí in vé giấy khoảng 70 tỷ đồng/năm, tiết kiệm nhiên liệu 233 tỷ đồng/năm, giảm thời gian tham gia giao thông khoảng 2.800 tỷ đông /năm, tiết kiệm chi phí quản lí giao thông do phải thực hiện công tác cân tải trọng xe,đăng kí xe, truy tìm người gây tai nạn khoảng 360 tỷ đồng.


Để theo kịp tiến độ đề ra, tổng cục đường bộ Việt Nam đã yêu cầu các nhà đầu tư các dự án BOT đường bộ, công ty cổ phần TASCO – công ty cổ phần VETC khẩn trương lắp đặt hệ thống thu phí điện tử tại các trạm thu không dừng để trạm thu đi vận hành theo đúng kế hoạch . Dự án này được áp dụng trên toàn quốc - giai đoạn 1 áp dung cho QL 1 và đường Hồ Chí Minh qua đoạn Tây Nguyên theo hình thức hợp đồng BOO. Các trạm thu phí trong phạm vi của dự án phải lắp đặt xong thiết bị thu phí tự động không dừng ít nhất 50% số làn thu phí tại tất cả các trạm để chính thức vận hành hệ thống từ ngày 1/7/2016.
(Tổng hợp)

Read more »

Thursday, March 12, 2015

Nhiều loại phụ phí vận tải biển gây khó cho doanh nghiệp

Tại cuộc họp đối thoại với doanh nghiệp biển, cảng biển do Bộ GTVT tổ chức chiều qua (11/3), nhiều doanh nghiệp “kêu” quá khó khăn nhưng thuế không giảm. Cùng đó, các khoản phụ thu vô lối của hãng tàu nước ngoài càng khiến các doanh nghiệp điêu đứng.

Tại các cuộc đối thoại, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản (VASEP) cho biết: “Trong 8 tháng qua, khi đã có các cuộc họp để trao đổi với các hãng tàu nước ngoài về việc thu vô lối các khoản phụ phí, nhưng phụ phí không những chẳng giảm mà vẫn tiếp tục tăng, khiến một container hàng đi Bắc Mỹ tăng từ 2.300 lên 3.900 USD. Chúng tôi không biết nội bộ họ có bàn thảo gì với nhau không, song chi phí tăng đồng loạt lên hết. Trong đó, các khoản họ gọi là phụ phí, như phí chứng từ, phụ thu cân bằng container và các loại khác tiếp tục tăng lên. Phí cân bằng container, trước đây mức thu khoảng 60 USD, là khoản doanh nghiệp nào cũng phản ứng, cho là vô lý. Song gần đây họ vẫn thu và thu tăng cao hơn, nay lên đến 100 USD”, ông Nam bức xúc.

Tương tự, ông Trịnh Quốc Đạt, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải biển Diêm Điền (Thái Bình) nói: “Trong tình hình doanh nghiệp dịch vụ vận tải biển nội địa quá khó khăn như hiện nay nhưng cước phí tàu thuyền các cảng tiếp tục tăng, một số cảng thu tới 10 triệu/tàu mà không có bất cứ hóa đơn chứng từ gì”.
Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp kiến nghị giảm thuế VAT do kinh tế chậm phục hồi, tình hình doanh nghiệp rất khó khăn. Ông  Trần Văn Tể, Hiệp hội vận tải Đoàn Kết - An Lư của Hải Phòng nói: “Ngành Vận tải biển 5-6 năm khó khăn rồi, thuế 10%  bất hợp lý, doanh nghiệp xin được giảm thuế xuống còn 5%. Chúng tôi đã đề nghị nhiều mà chưa được chấp thuận”.

Ông Tề kiến nghị, ngành Vận tải biển ngoài quốc doanh trên dưới 200 con tàu, nhiều năm nay không tiếp cận được ngân hàng. Thậm chí vay vốn để sửa chữa bảo dưỡng cũng không cho. Giờ vay sửa chữa tàu cũng không được thì làm sao vận hành tốt. Đề nghị Bộ GTVT có ý kiến can thiệp giúp.
Chủ trì hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công trực tiếp giải đáp nhiều vấn đề doanh nghiệp nêu. Thứ trưởng Công cho biết, Bộ GTVT đang xây dựng Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hàng hải, cũng như đã yêu cầu đưa quy định về vấn đề phí, lệ phí, thu phụ cước phí vào Bộ luật để quản lý chặt. Đây là vấn đề khó song đã có giải pháp, theo hướng yêu cầu luật hóa, công khai minh bạch.

Đối với phản ánh của DN về một số cảng thu phí tàu thuyền nội địa cao bất hợp lý và không có hóa đơn chứng từ, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công lập tức yêu cầu DN cung cấp thông tin chi tiết và khẳng định: “Sẽ yêu cầu Thanh tra Bộ GTVT vào cuộc, thanh tra làm rõ, chấn chỉnh ngay”.
Với các DN phản ánh khó tiếp cận vốn ngân hàng, đề nghị Bộ GTVT hỗ trợ, đề nghị giảm thuế VAT, Thứ trưởng Công cho rằng đây là lĩnh vực thuộc Bộ Tài chính và Ngân hàng, song Bộ GTVT hết sức chia sẻ, sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng tìm cách tháo gỡ cho DN.

(Theo baogiaothong.vn)

Read more »

Tuesday, February 17, 2015

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa của Vietjet Air

Hãng hàng không Vietjet đã chính thức thành lập Công ty VietjetAir Cargo chuyên về dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không, nhằm đẩy mạnh khai thác thị trường này tại Việt Nam và quốc tế.

Thị trường khai thác hàng hóa hàng không Việt Nam hiện nay  còn rất nhiều tiềm năng và Việt Nam đang là thị trường rộng mở thu hút nhiều hãng hàng không nước ngoài đến khai thác. Bên cạnh đó, các hãng hàng không trong nước chưa có đội bay chuyên vận chuyển hàng hóa.

Máy bay Vietjet vận chuyển hàng hóa
Theo báo cáo của Vietjet, ngành hàng không Việt Nam đang khai thác khoảng 630.000 tấn hàng hóa/năm (năm 2013). Đây là con số rất khiêm tốn so với nhu cầu thực tế, vì hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không vào Việt Nam hiện nay rất lớn, chủ yếu là hàng điện tử, thời trang, thủy hải sản tươi sống…

VietjetAir Cargo là đơn vị chính khai thác tải cung ứng trên các máy bay hành khách trên toàn mạng lưới đường bay nội địa của Vietjet Air. Trong tương lai, VietjetAir Cargo sẽ xây dựng đội máy bay vận chuyển hàng hóa và cung cấp các dịch vụ thuê chuyến vận tải hàng hóa cho thị trường trong nước và quốc tế. VietjetAir Cargo cũng sẽ hợp tác và liên kết với các hãng hàng không quốc tế nhằm phát triển và mở rộng mạng lưới vận chuyển của mình.

Sau 3 năm đi vào hoạt động, năm 2014, Vietjet Air đặt mục tiêu phục vụ 6 triệu lượt khách. Vietjet đang khai thác trên 28 đường bay và dự kiến mở rộng 39 đường bay vào năm 2015. Đội bay của Vietjet cũng sẽ lên đến 30 chiếc Airbus 320 vào cuối năm 2015 để đảm bảo phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa nội địa cũng như quốc tế.

Read more »

Tuesday, January 20, 2015

Ưu nhược điểm của các loại hình vận tải

Hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu giao thương giữa các nước ngày càng cao. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng theo đó mà tăng lên. Nhiều công ty vận tải lần lượt ra đời, các dịch vụ vận chuyển cũng ngày càng đa dạng để phục phụ cho nhu cầu của khách hàng. Việc vận chuyển hàng hóa đóng vai trò ngày càng quan trọng đến sự phát triển của nền kinh tế. Mỗi loại hình vận chuyển đều có những ưu nhược điểm riêng.


Hình thức vận chuyển đường bộ



Ưu điểm
Hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Vận chuyển được những hàng hóa nặng, chuyển nhà trọn gói, tiện lợi trong việc vận chuyển hàng hóa trong nước, đưa hàng đến tận nơi khách yêu cầu mà không cần luân chuyển sang các loại vận chuyển khác. Thích nghi cao với các điều kiện địa hình, khí hậu. Có hiệu quả kinh tế cao trên các cự ly vận chuyển ngắn và trung bình. Đáp ứng các yêu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng. Có thể kết hợp linh hoạt với các loại phương tiện vận tải khác.

Nhược điểm
Tuy nhiên, hình thức vận chuyển đường bộ cũng có một số nhược điểm là tốn nhiều nhiên liệu, phải nộp các khoản chi phí đường bộ nếu vận chuyển hàng hóa đường dài, dễ gây ra các tai nạn giao thông, gây ách tắc giao thông, gây ô nhiễm môi trường do khí thải. Khối lượng luân chuyển hàng hóa cũng hạn chế hơn so với các loại hình vận chuyển đường biển và đường sắt.

Hình thức vận chuyển đường sắt



Ưu điểm
Đây là loại hình vận chuyển hàng hóa ra đời khá sớm, có thể vận chuyển hàng hóa trên những tuyến đường xa. Tốc độ vận chuyển nhanh, ổn định mức an toàn cho hàng hóa cao, tiết kiệm được thời gian vận chuyển. Chi phí vận chuyển thấp hơn so với đường bộ.

Nhược điểm
Hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt chỉ hoạt động trên hệ thống đường ray đã có sẵn vì thế cần sử dụng các hình thức luân chuyển hàng hóa khác. Hiện nay, hình thức vận chuyển hàng hóa đường sắt chỉ được sử dụng trong nước.



Ưu điểm
Hình thức vận chuyển hàng hóa đường biển được sử dụng để giao thoa hàng hóa với các nước bên ngoài. Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển của cả thế giới, vận chuyển trên những tuyến đường quốc tế dài. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các nước, khu vực trên thế giới. Vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn.

Nhược điểm
Hình thức vận chuyển hàng hóa này luôn đe dọa ô nhiễm biển và đại dương, làm cho nhà nước khó quản lý việc nhập cư, quản lỹ hàng hóa của các nước. Không thể vận chuyển hàng hóa tới tận nơi, phải cần có xe luân chuyển

Read more »

Tuesday, December 9, 2014

Vận tải hàng hóa: Đường bộ vẫn thống lĩnh


Việc Bộ Giao thông Vận tải siết xe quá tải đã lộ ra bức tranh “méo mó” trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa: Trong khi đường bộ oằn mình cõng lượng hàng hóa quá lớn dẫn đến nhiều hệ lụy đi kèm thì đường thủy, đường sắt lại đìu hiu

Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, cho biết hiện sản lượng vận chuyển đường bộ chiếm ít nhất 50% tổng lưu lượng vận chuyển, nhiều thời điểm chiếm cao hơn trong khi đường sắt chỉ chiếm 2%, đường biển chiếm khoảng trên 30% do có lợi thế từ hoạt động xuất nhập khẩu.

Bất hợp lý giữa các loại hình vận tải được bộc lộ rõ khi cước vận tải đường bộ tăng cao nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn không chọn vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, đường thủy.

“Kẻ ăn không hết”

Ông Bùi Danh Liên kể có nhiều chủ hàng đã từng áp dụng cả 3 phương thức vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường biển từ Hà Nội vào TP HCM nhưng cuối cùng vẫn quay về với đường bộ vì tính năng động, tiện lợi của nó.

Ông Liên phân tích: Đường biển tuy chi phí rẻ nhất nhưng phải vận chuyển quá dài ngày trong khi với thị trường, hàng hóa được vận chuyển nhanh ngày nào là lợi ngày đấy.

Đường sắt thì giá cước vận chuyển không rẻ hơn đường bộ là bao nhưng vận chuyển phức tạp, mất thời gian, khâu vận chuyển hàng từ nơi sản xuất lên tàu, từ tàu về kho cũng khiến chi phí đội lên.

“Vận tải đường bộ tuy giá cao nhất, không an toàn nhưng lại năng động, mất ít thời gian và đáp ứng được yêu cầu hàng hóa thị trường nên được các chủ xe chuộng” - ông Liên chỉ ra.

Hiện đường bộ oằn mình cõng lượng hàng hóa quá lớn dẫn đến quá tải 

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cũng cho rằng đường bộ hiện có nhiều yếu tố ưu việt khi vận chuyển hàng hóa, đó là: vận chuyển thẳng từ kho đến kho, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, không phải vận tải, xếp dỡ qua khâu trung gian; rất cơ động và có thể hoạt động dưới nhiều điều kiện thời tiết.

Trong khi đó, vận tải thủy nội địa thì phụ thuộc nhiều vào con nước, chưa kể đến việc phát triển thủy điện cũng ảnh hưởng đến nhiều dòng chảy. Vận tải đường sắt không tiện lợi do không có đường đấu nối với các cảng biển, vận chuyển đến kho bãi cũng khó khăn.

Còn theo ông Phạm Thế Trân - Phó Tổng Giám đốc marketing Công ty TNHH NS Bluescope Việt Nam, chuyên sản xuất các sản phẩm thép phục vụ xây dựng - hiện DN đang sử dụng song song các hình thức vận chuyển: đường bộ cho việc giao hàng từ các kho công ty đến khách hàng và đường thủy cho vận chuyển từ kho nhà máy đến kho công ty tại các vùng miền Bắc, miền Trung.

Theo ông Trân, việc vận chuyển bằng đường thủy đến những khu vực xa có ưu thế tiện dụng và chi phí thấp hơn các hình thức khác. Tuy nhiên, giao hàng từ các kho của công ty đến khách hàng bằng đường bộ vẫn là lựa chọn ưu việt hiện nay.

“Người lần không ra”

Nhiều DN- đặc biệt là DN kinh doanh mặt hàng nông sản, thủy sản- nói không với vận tải đường sắt. Đặc thù của mặt hàng nông, thủy sản là thời hạn sử dụng ngắn, cần vận chuyển nhanh đến nơi tiêu thụ để bảo đảm tươi ngon nhưng với quy trình vận tải của ngành đường sắt, hàng đến nơi đã hư hỏng hết.

Mặt hàng nông, thủy sản cần phải vận chuyển bằng container lạnh, hiện ngành đường sắt đang chạy thử đội tàu container lạnh nhưng thời gian không đáp ứng được nhu cầu của khách. Chẳng hạn, vận chuyển hàng nông, thủy sản từ các tỉnh phía Nam đến Lạng Sơn bằng đường bộ chỉ mất 2 ngày 3 đêm nhưng nếu đi bằng đường tàu lửa từ ga Sóng Thần (Bình Dương) đến ga Giáp Bát (Hà Nội) ít nhất mất 6-7 ngày, chưa kể từ Hà Nội lại phải có xe trung chuyển đến Lạng Sơn.

Nhu cầu vận chuyển bằng đường sắt thực sự lớn nhưng phương tiện vận tải quá lạc hậu, năng lực quá yếu và thiếu tính cạnh tranh, tính kết nối hàng hóa giữa các vùng miền.

Cũng ưu tiên chuyển nguyên liệu về nhà máy bằng đường bộ, ông Đặng Quốc Hùng, Giám đốc Công ty Gỗ Kim Bôi, chấp nhận tăng chi phí vận chuyển lên chứ không nghĩ đến việc chuyển hàng bằng đường sắt. “Tính ra không có lợi về chi phí và thời gian vì phải qua nhiều khâu trung chuyển” - ông Hùng thẳng thắn.

Ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc Công ty Thép Việt, cho biết từ tháng 4 đến nay, chi phí vận chuyển đã tăng hơn gấp đôi buộc công ty phải tăng giá bán sản phẩm tại một số thị trường xa. Đến giờ Thép Việt vẫn ưu tiên giao hàng bằng đường bộ. Đường thủy chỉ áp dụng cho các chặng TP HCM - Hà Nội, TP HCM - Hải Phòng, TP HCM - Quy Nhơn.

Theo ông Thái, vận chuyển bằng đường thủy, đường biển chỉ lợi thế ở những chặng xa, còn ở cự ly ngắn thì chi phí tương đương đường bộ, lại mất nhiều thời gian hơn. Đường sắt thì không được tính đến vì dịch vụ chưa sẵn sàng cho vận chuyển hàng hóa, giá cước cao, nhiều bất tiện.

(Theo nld.com.vn)

Read more »

Thursday, November 13, 2014

Doanh nghiệp kêu gọi tẩy chay vận tải giá cước cao

Chiều 13-11-2014, Bộ GTVT đã tổ chức tọa đàm Giá cước vận tải và Giải pháp giảm giá cước vận tải. Sức ép từ người dân, từ cơ quan quản lý đang buộc các doanh nghiệp vận tải phải tính toán lại giá cước hợp lý. Tuy nhiên, “nhân vật chính” là các doanh nghiệp vận tải đường bộ lại "lánh mặt".
Doanh nghiệp lừng khừng với giảm giá cước
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay giá nhiên liệu đã giảm nhiều lần, xăng giảm 12,1%, dầu giảm 16% nhưng giá cước vận tải gần như "án binh bất động". Tổng chi phí vận tải ở Việt Nam chiếm 11,8% GDP, cao hơn nhiều so với các nước như Mỹ, Nhật Bản, Singapore. Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, cuộc tọa đàm nhằm tìm ra câu trả lời tại sao giá xăng giảm 9 lần mà cước vận tải gần như không đổi. Bộ GTVT đã mời rất nhiều doanh nghiệp vận tải đường bộ nhưng không thấy doanh nghiệp nào đến tham dự. Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) cũng thắc mắc: “Tôi cũng chưa rõ doanh nghiệp vận tải nhận được lời mời không dám đến hay không muốn đến”. Nhưng dù lý do gì đi nữa, các DN đã cố tình "lánh mặt" đến vấn đề ảnh hưởng đến "manh áo, bát cơm" của mình.
Theo Vụ Vận tải (Bộ GTVT) chi phí vận tải hàng không thực hiện theo khung giá tối đa do Nhà nước quy định, vận tải đường sắt, đường thủy và đường bộ thực hiện theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, giá cước vận tải đường thủy đang ở mức hết sức thấp, vận tải hàng hóa đường sắt tương đối rẻ , còn trong vận tải đường bộ chi phí nguyên liệu hiện đang chiếm khoảng 35 – 50% giá cước.
Tính toán của một nhóm chuyên gia độc lập về GTVT cho thấy, mức giảm của giá nguyên liệu từ tháng 1 đến tháng 9-2014 trung bình 1,1%/tháng đối với xăng và 1,5%/tháng đối với giá dầu. Với tỷ lệ này, giá cước vận tải có thể xem xét giảm từ 5 – 8%.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch VATA đồng tình với quan điểm doanh nghiệp phải giảm giá khi giá nhiên liệu giảm: “Chúng tôi kêu gọi người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vận tải tẩy chay những đơn vị vận tải vẫn tính giá cao”. Tuy nhiên, ông Thanh cho rằng không thể muốn điều chỉnh giá cước tăng giảm theo đúng chu kỳ thay đổi của giá xăng dầu được mà phải có độ trễ. Còn độ trễ bao lâu thì không ai trả lời được! Đồng thời, ông cũng khẳng định không có chuyện "bắt tay" giữa VATA với các DN để ghìm giá cước.
Cần tạo sức ép buộc doanh nghiệp phải tính toán giảm cước
Giá cước vận tải hiện nay được thực hiện theo cơ chế thị trường, do doanh nghiệp tự quyết định. Theo quy định của cơ quan chức năng, doanh nghiệp sẽ tự kê khai giá cước sau đó gửi biểu mẫu kê khai đến Sở Tài chính, Sở GTVT, cơ quan thuế. Không cần sự đồng ý của các cơ quan này, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện việc in vé, thay đổi giá cước. Cơ quan quản lý chỉ yêu cầu rà soát lại nếu việc kê khai tăng cước là bất hợp lý.
Để khắc phục bất cập này, Bộ GTVT đang đề nghị các địa phương giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp Sở GTVT thực hiện rà soát kê khai giá cước vận tải bằng xe ô-tô để có giải pháp yêu cầu điều chỉnh phù hợp. Trong đó, chú trọng yêu cầu kê khai và tính toán giá cước vận tải phù hợp với việc điều chỉnh của giá nhiên liệu đầu vào để giảm giá cước vận tải.
Hiện nay, chỉ đến khi dư luận gây sức ép về việc phải giảm giá cước vận tải phù hợp với giá nhiên liệu giảm, các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô-tô mới rục rịch tính toán giảm giá. Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó vụ trưởng Vận tải cho biết: “Chỉ đến sau ngày 7-11 vừa qua, khi giá xăng đã giảm rất sâu một số doanh nghiệp vận tải mới rục rịch tính toán giảm giá. Việc triển khai giảm giá cước vận tải ở các doanh nghiệp chưa đồng đều, chưa giảm sâu để ảnh hưởng đến các loại hàng hóa dịch vụ khác”.
Bà Hiền nêu ví dụ như một số hãng ta-xi đã điều chỉnh giảm giá cước từ 300 – 2.000 đồng/km tùy theo từng địa phương, Sở GTVT Hà Nội, Hiệp hội vận tải hàng hóa TP Hồ Chí Minh cũng thông tin một số doanh nghiệp đã tiến hành giảm giá nhưng chưa nhiều. Tại Thanh Hóa, sau khi Sở GTVT có văn bản gửi các doanh nghiệp yêu cầu tính toán điều chỉnh giá cước hợp lý đã có 4/11 hãng ta-xi kê khai giảm giá.
Hiện Bộ GTVT đã có công văn gửi các UBND tỉnh, TP trực thuộc T.Ư đề nghị thành lập đoàn thanh tra liên ngành ngay trong tháng 11 để tổ chức kiểm tra, rà soát một số đơn vị kinh doanh vận tải lớn trên địa bàn. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị phải kê khai và thực hiện giá cước phù hợp với giá điều chỉnh giảm nhiên liệu nhằm chấn chỉnh công tác quản lý giá cước vận tải bằng xe ô-tô.
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, để quản lý giá cước vận tải chặt chẽ, linh hoạt, đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan, liên bộ Tài chính - GTVT vừa có Thông tư số 152/2014 hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bằng ô-tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, sẽ có hiệu lực thi hành từ 1-12 tới đây. Theo đó, để thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc kê khai, điều chỉnh giá cước vận tải, danh mục kê khai giá cước sẽ rút gọn từ 6 dịch vụ xuống còn 3 dịch vụ, thời gian kê khai từ 7-10 ngày rút xuống chỉ còn 5 ngày.
Đặc biệt, Thông tư này cho phép, nếu mức tăng, giảm dưới 3% thì doanh nghiệp không cần kê khai, để tiết kiệm thời gian, chi phí, doanh nghiệp có thể gửi công văn, gửi mail đến cơ quan quản lý. Nếu như trước đây doanh nghiệp phải gửi kê khai cho 3 đơn vị là Sở Tài chính, Sở GTVT, Cục Thuế thì nay chỉ gửi cho 1 đơn vị, do UBND các tỉnh phân công cụ thể.

Read more »